Tết Đoan Ngọ [5 tháng 5 âm lịch] – Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có ý nghĩa gì

  • Ngày đăng: 2019-06-03 10:57
  • Tác giả: PHẠM VĂN TUYỂN
  • Danh mục: Tin tức
  • Tết Đoan Ngọ ở việt nam có ý nghĩa gì?

    Tết đoan ngọ ở việt nam có ý nghĩa gì? Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương và Tết giết sâu bọ, được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam.

    Ý nghĩ Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam là ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Tết Đoan ngọ được người Việt Nam gọi là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ “Tết giết sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

    Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở việt nam

    Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ ở việt nam

    Vào ngày Tết Đoan Ngọ, cả làng quê nhộn nhịp, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

    Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

    Tết đoan ngọ có nguồn gốc từ đâu Trung Quốc

    Tết đoan ngọ có nguồn gốc từ việc tưởng niệm nhà thơ Khuất Nguyên. Khuất Bình 屈平, tự là Nguyên 原, vẫn thường được gọi là Khuất Nguyên 屈原, là thi sĩ, trung thần ở nước Sở thời Chiến Quốc. Ông tính khí cương trực, thường hay can gián nhà vua, nên bị nịnh thần gièm pha, sau phải đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất, ông trẫm mình xuống sông Mịch La 汨罗. Người dân thương tiếc, thường tổ chức tưởng niệm vào ngày ông tự vẫn, chính là mùng năm tháng năm âm lịch.

    Thuyết này xuất hiện sớm nhất là từ thời Nam Bắc Triều, có ghi chép “Tục Tề Hài Kí” của Ngô Quân nước Lương (nam triều), và “Kinh Sở Tuế Thời Kí” của Tông Lẫm.

    Khuất Nguyên

    Khuất Nguyên

    Tương truyền, sau khi nghe tin Khuất Nguyên nhảy xuống sông Mịch La, rất nhiều người dân lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông Mịch La để cứu ông, đoàn thuyền đi mãi đến tận hồ Động Đình mà không tìm thấy thi thể của ông. Sau này mỗi năm người dân đều tổ chức đua thuyền rồng, chính là bắt nguồn từ việc này. Lại truyền rằng, người dân sợ cá dưới sông ăn mất thi thể Khuất Nguyên, bèn mang cơm nắm thả xuống nước cho cá ăn, mong cá không rỉa thi thể ông. Từ đó có tục làm bánh chưng nhân ngày Đoan Ngọ.

    Tết đoan ngọ nên thắp hương những gì

    Tết đoan ngọ nên thắp hương những loại sau :

    • Hương, hoa, vàng mã;
    • Nước;
    • Rượu nếp;
    • Bánh Tro, bánh ú..

    Các loại hoa quả:

    • Mận
    • Hồng xiêm
    • Dưa hấu
    • Vải
    • Chuối…

    Tết đoan ngọ việt nam cúng bánh gì?

    Tết đoan ngọ việt nam cúng bánh Tro, vào giờ Ngọ ngày mùng 5 tháng 5, các nhà sẽ sắm sửa mâm lễ cúng đơn giản có trái cây, rượu nếp và 1 loại bánh không thể thiếu được vào ngày này, đó là bánh tro. Bánh Tro là loại bánh dân dã, nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thanh mát, ngọt ngào của nó.

    Bánh tro cúng tết đoan ngọ

    Bánh tro cúng tết đoan ngọ

    Bài văn khấn ngày tết đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
    Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

    Tín chủ chúng con là:…………

    Ngụ tại:…………………………..

    Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

    Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!
    Nam mô a di Đà Phật!

    ====>>> Xem thêm bài văn khấn gia tiên mùng 5 tháng 5

    Đôi nét về Đá mỹ nghệ Ninh Vân

    Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt, bán sẵn, các sản phẩm đá mỹ nghệ như: Lăng thờ chung bằng đá, Khu lăng mộ gia đinh dòng họ gia tộc bằng đá, lăng mộ đá đẹpmộ đá một máimộ ba mái đá, mộ đá không mái, mộ đá đơn, mộ đá đôi, cổng tam quan đá đình chùa,  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN

  • Địa chỉ: Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình
  • Điện thoại: 0904576345
  • Email: langdaninhvanvn@gmail.com
  • Facebook
  • Pinterest
  • PHẠM VĂN TUYỂN

    Xem bài đăng
    Nội dung bài đăng
      Gọi Điện Thoại Zalo Facebook