Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày tết Đoan Ngọ

  • Ngày đăng: 2019-05-13 12:24
  • Tác giả: PHẠM VĂN TUYỂN
  • Danh mục: Tin tức
  • Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày tết Đoan Ngọ

    Tết Đoan Ngọ đã trở thành Tết truyền thống. Nhà nhà làng làng đều sứa lễ cúng ông bà Tổ tiên, cúng Thần thánh, cúng các vị Tổ sư của nghề. Đặc biệt đây là tết chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe của con người. Đó là việc giết sâu bọ, bằng cách ăn rượu nếp làm cho sâu bọ trong người bị say, sâu bọ chết. Họ còn mài thần sa, chu sa cho trẻ uống để chống sự phản ứng trong cơ thể.

    Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày tết Đoan Ngọ

    Nghi thức cúng lễ và tập tục ngày tết Đoan Ngọ

    Tắm nước lá mùi

    Là tập tục mà các làng quê thường có. Người ta đun lá mùi, lá tía tô, kinh giới, là sả, lá tre vào chung một nồi, rồi mọi người già trẻ thay nhau múc tắm. Mùa nắng lại tắm nước nóng có lá thơm, mồ hôi toát ra, cảm giác khoan khoái dễ chịu, thơm tho làm cho người ta phấn chấn và có lẽ cũng trị được cảm mạo, bởi nước lá mùi là vị thuốc Nam.

    Hái thuốc mồng năm

    • Cây cỏ quanh ta có nhiều thứ trở thành vị thuốc chữa bệnh. Nhưng nếu các loại thảo mộc ấy được hái vào ngày 5 tháng 5, lại đúng vào giờ Ngọ thì tính được càng được tăng lên, chữa các bệnh cảm mạo, nhức đầu đau xương… sẽ nhanh khỏi hơn. Do vậy dân gian thường hải ngải cứu, đinh lăng, tía tô, kinh giới… đem phơi khô cất đi, khi nào lâm bệnh thì sẳc uống.
    • Người ta còn lấy cây ngải cứu buộc gom thành nắm, treo ở đầu nhà, trước cửa để trừ tà ma. Thực tế thì hương thơm lá ngải sẽ giúp con người dễ chịu khoan khoái. Lại có thể giảm bớt nhức đầu, đầy bụng nên khi lấy là ngày 5, mọi người không thể quên lấy lá ngải cứu.
    • Giết sâu bọ, hái thuốc ngày 5, tắm nước lá mùi, treo lá ngải cứu trừ tà trong tết Đoan Ngọ, mưu cầu làm cho con người, nhất là thế hệ trẻ khỏe mạnh để duy trì nòi giống, truyền thống của cha ông, người ta còn phòng xa những bất trắc do ma quỷ, rắn rết làm nguy hại đến tính mạng nên tết ngày 5 tháng 5 còn có tục đeo “bùa tui bùa túi”. Đây là thứ bùa ngũ sắc để đeo vào vòng cổ cho trẻ em.
    • Người ta dùng vải và chỉ ngũ sắc để may, để buộc thành các túm bùa. Một túm hạt mùi, một túm hồng hoàng rồi một số quá như khế, ớt, na… được buộc gộp thành bùa treo vào cổ trẻ em. Phải chăng vì hạt mùi kỵ gió, hồng hoàng kỵ rắn rết, còn các quả để giết sâu bọ, chỉ ngũ sắc là màu sắc của vũ trụ: kim, mộc, thủy, hỏa, thể thường dùng để trừ ma quái, hy vọng sẽ đảm bảo cho thế hệ trẻ được khỏe mạnh, tồn tại và phát triển.
    • Ấy vậy mà tết ngày 5 tháng 5 còn có tục nhuộm móng tay móng chân cho trẻ. Họ hái lá về giả nhỏ, lấy lá vông đùm từng nhúm rồi buộc vào móng tay, móng chân. Riêng ngón “thần chỉ” là ngón tay trỏ thì không buộc.
    • Sáng dậy, mở các đầu ngón ra sẽ thấy các móng tay, chân đỏ tươi, đẹp mắt.
    • Ngoài ý nghĩa mĩ thuật của tục nhuộm móng tay, móng chân này còn ẩn dụng ý trừ ma lôi kéo làm hại con người.
    • Phải chăng từ yêu cầu lấy quả giết sâu bọ, nên người ta đã khảo cây lấy quả. Dân gian quan niệm cây cũng có linh hồn nên những cây ”chây lười“ không chịu ra quả phải bị khảo.
    • Một người trèo lên cây, một người cầm dao đứng dưới gốc. Người đứng dưới gốc hỏi tại sao cây chậm ra quả và dọa sẽ dùng dao chặt bỏ. Người trên cây van xin sẽ ra quả và ra nhiều quả. Thường thì mỗi dịp này khó giải thích nhưng biết đâu qua việc làm cỏ, phát bớt cành lại kích thích sự ra quả cho cây?

    Tết Đoan Ngọ có những nghi thức tập tục độc đáo, gắn với mảnh đất, con người nhiệt đới phương Nam. Đây còn là dịp Tết có những thứ quả, thử hạt đầu mùa, mà con cháu không thể quên việc cúng dâng Tổ tiên. Một quả dưa hấu, một quả mít, một chùm nhãn, đĩa mận, cân đỗ, đĩa xôi đầu mùa… đều được đưa lên ban cẩn tấu Gia thần, Gia tiên. Và đây lại là những sản phẩm để đi biếu gia đình ông bà nhạc tương lai, đi tết các thầy dạy học, thầy lang, thầy dạy nghề tỏ lòng đền ơn đáp nghĩa. Dân gian còn có lệ tết, biếu lẫn nhau tỏ tình cảm mật thiết bằng hữu, xóm giềng.

    Tết Đoan Ngọ giữa mùa dương thịnh, nóng bức nhưng các tục lẽ cũng thật dạt dào tình người. Phải chăng cái tình cảm êm thấm này biểu hiện sự nhu, tính âm, khiến cho âm dương giao hòa, tình người gắn bó đã làm tăng thêm ý nghĩa nhân văn cho ngày tết cổ truyền của dân tộc.

    Ngày nay mọi người thường liên quan đến các nơi để bé lá, hái quả, động đến các sản phẩm do mảnh đất con người làm ra nên thường dùng văn khấn Gia thần, Gia tiên. Có nơi còn lễ bản thể hội đồng, mời các vị cùng lai hưởng. Tết Đoan Ngọ, trong dân gian có sự truy tư công lao của các Tổ sư, đã dạy bảo cho dân có nghề để kiếm sống. Ngoài việc đi lễ tết đối với người đang sống, người ta còn làm cỗ cúng các Tổ dạy nghề.

    Lễ vật có hương hoa, oản quả, xôi gà hoặc bánh trái: Nhưng nếu có đồ khéo tức là sản phẩm do Tổ dạy như một mảng chạm, một chiếc làn mây… thì cũng bày lên dâng Tổ. Cúng xong lại đem dùng hoặc để thờ tùy sản phẩm

    Sắm lễ cúng tết đoan ngọ

    Ngảy Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ Cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:
    – Hương, hoa, vàng mã
    – Nước
    – Rượu nếp;
    Các loại quả : Mận, Hồng xiêm, Dưa hấu, Vải, Chuối…

    Văn khấn cúng tết đoan ngọ

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

    Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

    Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ).
    Tín chủ( chúng) con là…………..
    Ngụ tại …………………

    Hôm nay là ngày ………………………………………………

    Gặp tiết Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa hoa, quả trả dâng lên trước án.

    Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước ản, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

    Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ………………, cúi xin thương xót con cháu giảng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
    Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các bị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết, hưởng bình an thịnh vượng.
    Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    Nam mô a di Đà Phật!

    VĂN KHẤN BÁCH NGHỆ LỄ TIÊN SƯ VĂN

    Hôm nay là ngày ……….. tháng ……….. năm ……………..
    Con là… ngụ tại …………………………………………………….
    Kính lạy đức… ………Tổ sử, cùng chư vị Tiên sư
    Cảm chiêu cáo vu Tiên sư
    Tài cao xuất loại,
    Trí nại tiên tri
    Phạm vi thiên địa nhi bất quá,
    Khúc thành vạn vật nhi bất di
    Nghệ tuy hữu tinh thô các dị,
    Bản đồ tòng chế tác tùy nghi
    Tư nhân lệnh tiết Kính thiết phi nghi ,
    Thượng kỳ giám cách Tích dĩ hồng hi.
    Mặc quyến thân cung khang thái,
    m phù phúc lý vĩnh tuy
    Thực lại Tôn Thần khoan nhân chính trực tài bồi chi lực dã.

    Cẩn cáo.

    Dịch nghĩa:
    Dám xin cảo với Tiên sư
    Tài hơn so với mọi người
    Trí giỏi không biết trước được.
    Tạo thành muôn vật đủ mọi thứ cho đời,
    Trời đất đắt khuôn chẳng qua là chước lược
    Dù tinh dù thô cũng được có nghề,
    Chế tác tùy theo ý người sử dụng
    Nay nhân tiết lành
    Kính bày lễ vật
    Tiên sư soi xét
    Tấm lòng sắt son
    Phù hộ cho gia quyến làm ăn phát đạt, thân thể bình yên, lại
    thêm lộc, thêm tài hoạch phát .
    Muốn trong công đức Tiên sư ban ân giúp đó vậy.
    Kính cẩn dâng lời.

    ===>>> Xem thêm : Tết Đoan Ngọ ở việt nam có ý nghĩa gì

    Đôi nét về Đá mỹ nghệ Ninh Vân

    Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân chúng tôi chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt, bán sẵn, các sản phẩm đá mỹ nghệ như: Lăng thờ chung bằng đá, Khu lăng mộ gia đinh dòng họ gia tộc bằng đá, lăng mộ đá đẹpmộ đá một máimộ ba mái đá, mộ đá không mái, mộ đá đơn, mộ đá đôi, cổng tam quan đá đình chùa, cổng nhà thờ họ, mẫu mộ tháp đá, bàn thờ thiên bằng đá,cây hương thờ thiên ngoài trời, cột đáđá kê chân cột, đài phun nước, linh vật,rồng đá, chiếu rồng, voi đá, ngựa đá, cuốn thư tắc môn bình phong đá, …

    Để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ.

    Cơ sở đá mỹ nghệ ninh vân:

    • Địa chỉ: Làng nghề đá Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
    • Điện thoại tư vấn hỗ trợ khách hàng: 0904.576.345
    • Website: https://langdaninhvan.vn
    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN
  • Địa chỉ: Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình
  • Điện thoại: 0904576345
  • Email: langdaninhvanvn@gmail.com
  • Facebook
  • Pinterest
  • PHẠM VĂN TUYỂN

    Xem bài đăng
    Nội dung bài đăng
      Gọi Điện Thoại Zalo Facebook