Cách bố trí bàn thờ trong nhà thờ họ chuẩn nhất

  • Ngày đăng: 2019-05-02 11:05
  • Tác giả: PHẠM VĂN TUYỂN
  • Danh mục: Tin tức
  • Cách bố trí bàn thờ trong nhà thờ họ

    Cách bố trí bàn thờ trong nhà thờ họ, bàn thờ trong nhà thờ họ còn gọi là Từ đường của dòng họ. Bàn thờ chính trong nhà thờ họ là bàn thờ tổ gồm có 2 lớp, bao giờ cũng thiết lập gian nhà chính, nếu không có nhà thờ riêng trong gia đình.

    Cách bố trí bàn thờ trong nhà thờ họ

    Cách bố trí bàn thờ trong nhà thờ họ

    Cách bố trí bàn thờ Tổ, bàn thờ Vọng.

    Nhà thờ ở nông thôn thường có ba gian hai cháu hoặc một gian hai chái. Và bàn thờ tổ bao giờ cũng thiết lập ở gian hai chái. Và bàn thờ tổ bao giờ cũng thiết lập gian nhà chính, nếu không có nhà thờ riêng trong gia đình.

    Bàn thờ tổ gồm hai lớp

    Lớp trong

    • Chiếc rương thật lớn, cao khoảng 1m, dài và rộng 2m. Mặt trước gồm ba ô, mỗi ô khắc một chữ đại tự (大佀). Đôi khi, chiếc rương được thay bằng chiếc bàn to, kê trên 2 chiếc mễ (1m).
    • Có 2 chiếc mâm đặt phía trong bàn thờ. Mâm to đựng cỗ, mâm bé bày hương hoa trong ngày giỗ. Chiếc thứ 2 phải bé hơn chiếc thứ 1.
    • Có một chiếc thần chủ đặt trong khám thờ kê trên chiếc bệ. Có thể thay thế bằng chiếc ngai (chiếc ỷ) để tổ tiên thuộc hàng cao có thể kiểm soát con cháu thờ cúng.
    • Trước thần chủ thường có đĩa đựng trầu cau, 3 ly nước lã trong, chén (hoặc bình) rượu nhỏ, đĩa đồng hoặc sứ đặt 2 bên để đặt hoa quả, thức ăn để thờ…
    • Bên trong đặt bài vị của tổ tiên bằng sứ, có thể thay thế bằng ảnh chân dung người mất được treo lên tường sau hoặc đặt trên mặt bàn thờ.

    Bàn thờ họ lớp Trong được ngăn với lớp ngoài bởi: Cửa Võng – Đại Tự – Câu Đối

    Lớp ngoài Bàn thờ họ được ngăn cách với không gian chung bởi: Cửa Võng – Cuốn Thư – Câu Đối

    Lớp ngoài

    • Hương án thật cao
    • Bình hương lớn bằng sứ hoặc đồng, trong đó có để cát hoặc tro ở trong, ở giữa cắm trụ sắt cao để đặt hương vòng.
    • Hai bên có 2 cây đèn, bật khi cúng lễ
    • Hai cây đồng để thắp nến, có thể thay thế bằng 2 con hạc đồng. Đồng có thể thay bằng sứ.
    • Có thể trang trí thêm đồ vật như hoành phi, câu đối… vào chính giữa bàn thờ hoặc hai bên.

    Chiếc y môn

    Y môn là bức màn vải đỏ, dùng làm bức màn ngăn cách lớp bàn thờ bên ngoài và lớp bàn thờ bên trong. Y môn gồm hai cảnh, xung quanh có theeo, được treo thõng xuống che kín lớp bàn trong. Y môn có thể làm bằng nhiễu, the hoặc vải màu đỏ. Trên cùng y môn có một dải lụa hoặc nhung the mầu băng ngang. Trên lớp băng ngang thường được thêu hoặc dán chữ đại tự.

    Đèn treo

    Người ta thường treo trước y môn một chiếc đèn, dân gian gọi là tự đăng. Vào dịp giõ tết, chiếc đèn này được thắp suốt ngày đêm. Bởi người xưa cho rằng trong những ngày này, hương hồn những người đã khuất luôn ngự trị trên bàn thờ. Và ngọn đèn tượng trưng cho sự hiện diện của tổ tiên.

    Đèn treo ngày xưa thường là một đĩa dầu lạc hay dầu vừng… được đặt trong một chiếc đèn lồng, sau là đèn ba dây thắp dầu lửa. Ngày nay, phần lớn người ta dùng đen điện hoặc nến.

    Thần chủ

    Trên bàn thờ tổ của một dòng họ bao giờ cúng có riêng một thần chủ, thần chủ này được thờ  phụng mãi mãi. Đối với những gia đình giàu sang, mướn lập bàn thờ tại gia, lập thần chủ để thờ thì phải có đủ thần chủ của cụ kỵ, ông cha, tức là cao, tằng, tổ khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táu (gỗ của loại cây sống ngàn năm), dài khoảng hai phân rưỡi, ở giữa đề tên họ, chức tước, còn hai bên ghi ngày giờ sinh, tử của tôt tiên.

    Thần chủ thường được để trong long khám, khi nào cúng giỗ thì mới mở ra. Thần chủ chỉ để thờ 4 đời trở xuống. Sang đời thứ 5, thần chủ của cao tổ được mai đi và nâng bậc tằng này gọi là Ngũ, đại mai thần chủ, nghĩa là thần chủ sang đời thứ năm được chôn đi.

    Gia Phả

    Bất cứ nhà thờ nào trước đây đều cất giữ cuốn sổ ghi chép thế thứ trước sau của tổ tiên, và các thế hệ nối tiếp từ đời này qua đời khác. Cuốn sổ đó được gọi là cuốc gia phả. Sổ gia phả ngày xưa được dùng bằng giấy sắc, viết rất rõ ràng, nắn nót để tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên, thường được đặt trong khám hoặc trong một lớp riêng để trên bàn thờ. Những dòng họ to, gia phả được chép hoặc in sao thành nhiều bản cho mỗi chi họ một bản để con cháu hiểu rõ về tổ tiên mình.

    Trong gia phả, mỗi vị tổ tiên đều được ghi những dòng trích ngang, ngày tháng sinh tử, tên họ, chức tước, có khi còn ghi cả tính tình, sở thích của các vị lúc sinh thời. trong đó còn ghi rõ vị nào tên gì, sinh ra những ai, ngành trưởng, ngành thứ là những ai.

    Trong gia phả ghi chép đầy đủ cả công trạng của tổ tiên, sinh ở đâu, táng ở đâu, được nơi nào thờ phụng làm phúc thần hay thành hoàng làng đối với những người đã từng là công thần, có công với dân với nước.

    Gia phả ngày nay nay được biên soạn bằng chữ Quốc ngữ, được in rất đẹp cùng tranh ảnh… như một cuốn nhật ký của Dòng họ. Gia phả ngày nay không chỉ được cất giữ cẩn thận trong tủ thờ của nhà thờ họ, mà còn được in bản tóm tắt  cùng các sơ đồ phả hệ,  được treo trang trọng trên các khung ảnh xung quanh tường nhà thờ họ để các con cháu xa quê mỗi dịp về thắp hương được  đọc, noi gương  và tự hào về dòng họ, về quê hương bản quán của Tổ Tiên…

    Hoành phi:  bao gồm  Đại Tự &  Cuốn Thư

    Trong các nhà thờ họ đều treo một hoặc nhiều tấm biển gỗ nằm ngang phái trên mặt trước cửa bàn thờ. Chiều ngang tấm biển ăn suốt gian nhà, dài khoảng 3 thước, rộng khoảng 1 thước đến 1 thước hai. Trên tấm biển đó khắc những chữ lớn, thường chỉ khắc được từ 3 đến 4 chữ là cùng. Tấm biển đó được gọi chung là bức hoành phi.

    Có hai loại Hoành phi thông dụng:  Đại Tự và Cuốn Thư :

    Bức Đại Tự

    Bức Đại Tự

    Bức Đại tự thường được treo bên trên bàn thờ Lớp Trong

    Bức Cuốn thư

    Bức Cuốn thư

    Bức Cuốn thư treo bên trên bàn thờ lớp ngoài

    Bức hoành phi thường được sơn son thếp vàng, sơn đen chữ đỏ hoặc vàng hay chữ khảm xà cừ. Có gia đình cầu kỳ làm bức hoành phi theo hình thức Cuốn thư, Đại tự rất đẹp.

    Nếu điều kiện kinh tế hạn chế có thể làm hoành phi bằng gỗ thường, hoặc tấm cót ép, đóng nẹp vuông vắn, dán lót tấm giấy đỏ, viết Đại tự thay cho bức hoành phi.

    Ý nghĩa của đại tự viết trên hoành phi mang nội dung ca tụng công đức của tổ tiên hoặc tỏ lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên như:

    • Kính như tại: có nghĩa là con cháu kính trọng tổ tiên, như tổ tiên luôn luôn tại vị trên bàn thờ.
    • Phúc mãn đường: Có nghĩa là gia đình đầy đủ phúc đức
    • Bách thế bất thiên: bao giờ con cháu ăn ở cũng đúng mực, không thiên lệch.
    • Trên bức hoành phi còn có ghi niên hiệu năm làm vào mùa, tháng nào. Nếu là bức hoành phi do một người con cháu nào đó cúng thì có ghi tên tuổi người đó. Hoành phi có ghi tên người cúng phần lớn là hoành phi treo tại các nhà thờ tổ họ hay trưởng chi họ.

    Câu đối

    Câu đối

    Câu đối

    Ở hai cột phái trước bàn thờ hoặc trên tường có treo mỗi bên một câu đối. Nhà khá giả thường viết câu đối sơn son thếp vàng hay sơn đen khảm xà cừ. Còn nhà nghèo thường chỉ viết câu đối trên giấy hồng. Nói chung, các bức hoành phi hay câu đối đều được viết bằng chữ Hán. Nhưng cũng có gia đình viết cả câu đối và hoành phi bằng chữ nôm. Cũng như bức hoành phi, nội dung câu đối với tổ tiên hoặc ca tụng công đức của tổ tiên hoặc ca tụng công đức của tổ tiên, ví như :

    Tổ tông công đức thiên nhiên thịnh
    Tử hiếu tôn hiền vạn đại xưng

    Có nghĩa là:

    Công đức tổ tông nghìn năm thịnh
    Hiếu hiền con cháu vạn đời ngay

    Hay câu đối treo ở một gia đình mà ông cha xưa có công với nước:

    Tổ tiên phương danh lưu quốc sử
    Từ tôn tính học kế gia phong

    Đại ý là:
    Tiên tổ danh thơm ghi sử nước
    Cháu con cố gắng học nói cơ nhà

    Giới thiệu về Đá mỹ nghệ Ninh Vân

    Đá mỹ nghệ Ninh Vân cung cấp các sản phẩm đá mỹ nghệ tâm linh như lăng mộ đá đẹp ninh bình, mộ đá,… thiết kế và thi công các công trình bằng đá xanh tự nhiên nguyên khối như nhà thờ họ bằng đá, khu lăng mộ đá …, những sản phẩm đá cao cấp được điêu khắc , đưởng nét tinh xảo bởi những thợ lành nghề nhất của Làng đá mỹ nghệ nổi tiếng Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình.

    Mẫu nhà thờ họ bằng đá đẹp - Một trong những công trình

    Mẫu nhà thờ họ bằng đá đẹp – Một trong những công trình

    ====>>> Xem thêm toàn bộ mẫu nhà thờ họ bằng đá đẹp nhất

    Doanh nghiệp đá mỹ nghệ Ninh Vân chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu sản xuất các sản phẩm đá mỹ nghệ tại làng nghề đá truyền thống Ninh Vân, Hoa Lư Ninh Bình. Với bề dày kinh nghiệm cùng với đội ngũ nghệ nhân làm đá mỹ nghệ lành nghề chúng tôi luôn đem lại cho khách hàng sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm hợp lý.

    CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÁ MỸ NGHỆ NINH VÂN
  • Địa chỉ: Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Hoa Lư - Ninh Bình
  • Điện thoại: 0904576345
  • Email: langdaninhvanvn@gmail.com
  • Facebook
  • Pinterest
  • PHẠM VĂN TUYỂN

    Xem bài đăng
    Nội dung bài đăng
      Gọi Điện Thoại Zalo Facebook