Mẫu bàn thờ ông địa bằng đá đẹp – Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Mẫu bàn thờ ông địa bằng đá đẹp – Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Mẫu bàn thờ Ông Địa – Thần tài bằng đá đẹp. Được chế tác từ những khối đá tự nhiên như đá xanh, đá trắng đá vàng,… Chạm khắc hoa văn, đường nét tỉ mỉ bởi các nghệ nhân chế tác đá của Làng đá truyền thống Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình. Chúng ta thường thấy bàn thờ Ông Địa – Thần Tài xuất hiện phổ biến trong bất cứ đâu tại Việt Nam như các cửa hàng kinh doanh, các công ty – xí nghiệp hoặc các hộ gia đình. Dưới đây là một số mẫu bàn thờ Thần Tài – Ông Địa bằng đá đẹp của Đá mỹ nghệ Ninh Vân, mời quý khách tham khảo.
=====>>> Tham khảo thêm các mẫu cây hương đá đẹp thời thần linh của Đá mỹ nghệ Ninh Vân
Địa chỉ bán, làm bàn thờ Thần Tài – Ông Địa theo yêu cầu
Quý khách hàng, đặt hàng xin vui liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm theo địa chỉ :
- Địa chỉ : Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình
- Di động : 0904.576.345
- Website : https://langdaninhvan.vn/
Thần Tài – Ông Địa
1. Thần Tài
Thần Tài (財神 Tài thần) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Người ta thường vẽ ông hình một người mặt đen, râu rậm, tay cầm roi, cưỡi cọp đen. Dân gian còn gọi ông là Tài Bạch Tinh Quân (財帛星君) hay Triệu Công Nguyên Soái. Người đời vẽ ông trên một cái đĩa làm bằng kim loại trên bàn thờ để thờ cúng. Người Việt thường thờ ông Thần Tài vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch.
Theo truyền thuyết Trung Hoa, thần tài gồm 5 vị tương ứng với 4 hướng Đông Tây Nam Bắc vàTrung tâm. Bao gồm: Trung Bân Tài Thần 中斌財神 Vương Hợi 王亥 (Trung), Văn Tài Thần 文財神 Tỷ Can 比干 (Đông), Phạm Lãi 范蠡 (Nam), Võ Tài Thần 武財神 Quan Công 關公 (Tây) và Triệu Công Minh 趙公明 (Bắc). Thần tài cũng được đánh đồng với hoàng thúc Tỷ Can, vị trung thần bị Trụ Tân hại chết theo lời khuyên của Đát Kỷ.
2. Ông Địa
Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần hoặc Xã thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho rằng, Thổ công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi.
Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất (đất phải về với đất); nhiều nơi, vì ảnh hưởng Trung Hoa còn gọi Ông Địa là Thần Tài (mọi thứ đều từ đất mà ra).
Thần trông nhà (quản gia)
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Ông Địa của người Việt
Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ.[1]
Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.
Thờ cúng
Theo niềm tin, Thổ Công là một trong những vị thần quan trọng trong gia đình, bên cạnh Táo quân. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ công Cũng là 1 vấn đè khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền nam thường khi cúng thổ công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn), còn người miền bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Người ta cúng Thổ Công vào ngày 1,15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác.
Vật cúng Ông Địa
Nếu như Thần Tài người ta cúng tỏi hay hoa quả thì trái lại Thổ Địa lại cúng chuối xiêm, thuốc lá hay có khi cúng ly cà phê. Thông tường Thần Tài người Hoa kính trọng và khấn vái nhiều, thì trái lại người Việt luôn luôn khấn vái Ông Địa. Có câu: Lạy ông Địa cúng nải chuối là câu khấn thường xuyên, giá trị vật cúng thường thấp hơn vật mất hay vật cần khấn. Vào ngày tết, vai trò của Thần Tài càng được xem trọng hơn. Người ta lo trang hoàng nhà cửa, sửa soạn cho ông sạch sẽ, nếu vị thần này đã quá cũ hay bị hư thì sẽ thỉnh vị mới về. Họ tin rằng năm mới, mọi thứ đều ngăn nắp và Thần Tài có sạch sẽ thì làm ăn mới phát tài.